Tích lũy kinh nghiệm đo đất hiệu quả, chính xác

Kinh nghiệm đo đất là kinh nghiệm rất cần thiết để bảo đảm quyền lợi của chủ sở hữu đất khi đất giáp ranh với chủ sở hữu khác, tránh xảy ra những tranh chấp không đáng có. Vậy đo đạc xác định ranh giới đất được tiến hành như thế nào? Mời các bạn cùng theo dõi bài viết dưới đây của Ngabds.com để tìm hiểu câu trả lời.

Tại sao phải đo đạc xác định ranh giới đất?

Đây là việc làm bắt buộc khi các mảnh đất được nằm liền kề nhau. Ranh giới tuy nhỏ nhưng là đường phân cách xác định quyền của các chủ sở hữu khác nhau.

Việc đo đạc đất nhằm các mục đích sau:

  • Làm sổ đỏ: Đây là nơi thể hiện gần như đầy đủ thông tin về diện tích đất và ranh giới đất.

  • Tránh tranh chấp: Việc đo đạc ranh giới đất là để giải quyết các vấn đề tranh chấp theo đúng quy định.

  • Giải quyết tranh chấp: Trường hợp xảy ra tranh chấp ranh giới đất thì việc đo lại diện tích đất ở được xem là cách giải quyết hiệu quả nhất.

Tich-luy-kinh-nghiem-do-dat-hieu-qua-chinh-xac-1.jpg

Đo đất để đảm bảo quyền lợi của bên mua và bên bán

Kinh nghiệm đo đất để làm sổ đỏ

Cách đo đất được thực hiện theo Điều 11 Thông tư số 25/2014/TT-BTNMT của Bộ Tài nguyên và Môi trường như sau:

  • Cán bộ đo đạc sẽ cùng với công chức địa chính cấp xã hoặc cán bộ thôn, xóm, ấp… để cùng nhau hỗ trợ, hướng dẫn việc xác định ranh giới sử dụng đất.

  • Xác định ranh giới thửa đất trên thực địa, đánh dấu bằng đinh sắt, vạch sơn, cọc bê tông, cọc gỗ.

  • Lập bản đồ mô tả ranh giới, mốc giới thửa đất để làm căn cứ thực hiện đo đạc ranh giới thửa đất.

  • Yêu cầu người sử dụng đất xuất trình các giấy tờ liên quan đến thửa đất (có thể sử dụng giấy tờ bản sao không cần công chứng).

  • Xác định ranh giới thửa đất được xác định dựa vào hiện trạng sử dụng, quản lý và chỉnh lý.

Tich-luy-kinh-nghiem-do-dat-hieu-qua-chinh-xac-2.jpg

Đo đất để lấy số liệu làm sổ đỏ

Kinh nghiệm đo đất để xác định lại ranh giới đất

Khi muốn kiểm tra lại ranh giới đất trong trường hợp không có tranh chấp thì sẽ được tiến hành như sau:

  • Đơn vị đo đạc sẽ xem xét hiện trạng sử dụng đất, ý kiến của những người sử dụng đất liền kề để xác định và lập biên bản mô tả về ranh giới thửa đất.

  • Sau đó, chuyển bản mô tả ranh giới thửa đất cho người sử dụng đất có chung ranh giới thửa đất.

  • Sau khoảng 10 ngày nhận được bản mô tả, nếu như người nhận bản mô tả không có đơn tranh chấp về ranh giới thửa đất thì ranh giới thửa đất sẽ được xác định theo bản mô tả đó.

  • Nếu người sử dụng thửa đất liền kề vắng mặt dài ngày thì đơn vị đo đạc sẽ có trách nhiệm chuyển bản mô tả ranh giới thửa đất cho UBND cấp xã để UBND cấp xã gửi cho người sử dụng đất liền kề.

Kinh nghiệm đo đất để xác định lại ranh giới khi có tranh chấp

Tich-luy-kinh-nghiem-do-dat-hieu-qua-chinh-xac-3.jpg

Đo đất là cách giải quyết tranh chấp đất tốt nhất và nhanh chóng nhất

Khi xảy ra tranh chấp về đất đai, cụ thể là nghi ngờ chủ bất động sản liền kề lấn chiếm đất thì lúc này việc đo lại ranh giới đất là cách giải quyết tốt nhất. Nếu trước đó việc đo đạc đã được diễn ra thì mọi thông tin về ranh giới đất sẽ được lưu lại tại hồ sơ địa chính.

Thủ tục tiến hành đo lại như sau:

  • Nộp hồ sơ đề nghị xác định lại diện tích đất tại Văn phòng đăng ký đất đai. Hồ sơ bao gồm:

  • Đơn xin xác nhận việc trích đo đạc lại đất 

  • Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất (nộp bản sao)

  • Tiến hành đo đạc

  • Văn phòng đăng ký quyền sử dụng đất tiến hành lập hợp đồng đo vẽ, lập hồ sơ địa chính theo quy định.

  • Tiến hành đo đạc, kiểm tra thực tế theo đúng thời gian đã hẹn, thiết lập một bộ hồ sơ địa chính theo quy định.

  • Nhận kết quả đo đạc xác định lại ranh giới: Người yêu cầu đo đạc lại sẽ đến nhận kết quả tại Văn phòng đăng ký đất đai.

Trên đây là thông tin về thủ tục đo đạc, xác định ranh giới đất. Tóm lại, tích lũy kinh nghiệm đo đất là việc làm cần thiết của người mua và người bán để tránh những rủi ro khi mua bán đất. Hãy luôn tỉnh táo và hết sức cẩn trọng để đảm bảo tối đa quyền lợi cho chính mình.

Bài viết liên quan