Gợi ý bố trí nhà phố có thang máy tiết kiệm và hiệu quả nhất

Nhà phố có thang máy là nhu cầu cần thiết của nhiều người. Ý tưởng này hoàn toàn khả thi. Tuy nhiên, nhà chuẩn bị xây dựng và nhà đã hoàn thành sẽ chia nhỏ đề tài này thành 2 vấn đề tách biệt. Nên xây dựng ở vị trí nào sẽ phù hợp? Bài viết ngày hôm nay hãy cùng Ngabds.com tìm hiểu rõ về vấn đề này nhé!

Nhà phố là gì?

Ở các vùng đô thị lớn, nhà phố là hình mẫu phổ biến và quen thuộc. Vì nằm trong khu vực “tấc đất tấc vàng” nên các căn nhà sẽ liên kết, liền kề nhau. Loại hình này bên hông nhà thường không có cửa sổ. Chúng cũng có tên gọi khác là nhà ống. Thiết kế lúc nào cũng cao như hình trụ.

Goi-y-bo-tri-nha-pho-co-thang-may-tiet-kiem-va-hieu-qua-nhat-1.jpg

Nhà phố có thang máy

Vì phải chịu thiệt thòi về diện tích nên mặt tiền của nhà phố thường nhỏ, sâu, hình chữ nhật. Bố trí thang máy cho nhà phố là cả 1 vấn đề. Nếu lắp đặt sai vị trí thì cả căn nhà sẽ trở thành một thảm họa khó khắc phục.

Đặc điểm của nhà phố

1. Không có cửa sổ phía hông nhà

Các dãy nhà được xây san sát và liền kề nhau là lý do nhà ống không có cửa sổ bên hông. Không chỉ tối tăm, thiếu nắng, thiếu gió mà chuyện trang trí, trồng cây cảnh cũng vô cùng bất tiện. Muốn cải thiện vấn đề này, cách duy nhất là tập trung vào “chăm sóc” ban công. Cửa ban công càng rộng thì độ thông thoáng trong nhà càng tăng.

2. Hẹp về chiều ngang

Nhà phố chỉ có chiều dài tốt, còn chiều ngang thì rất hạn chế. Vậy nên người ta luôn cần cao tầng để đảm bảo nhu cầu sống.

3. Không gian tù túng, bí bách

Trừ khi căn nhà bạn chọn là căn nhà cuối cùng của dãy. Còn lại đều phải chịu cảnh bí bách, thiếu sáng. Ngay cả ban ngày cũng cần phải bật điện. Điều này lặp đi lặp lại càng lâu, càng gây ra nhiều sự nhàm chán. Ở hoàn cảnh bắt buộc phải thích nghi, bạn có thể cải thiện mọi thứ với cây xanh, tiểu cảnh…

Cách bố trí nhà phố có thang máy

Thang máy giữa thang bộ

Thang máy trước khi xây dựng phải lên ý tưởng ngay từ khi lên bản vẽ. Sau đó thi công sẽ chừa riêng 1 hố thang máy. Nếu ngôi nhà đã hoàn thành nhưng muốn thêm thang máy vào sau này thì vẫn có thể được.

Goi-y-bo-tri-nha-pho-co-thang-may-tiet-kiem-va-hieu-qua-nhat-2.jpg

Thang máy trong nhà khiến việc di chuyển dễ dàng

Tuy nhiên, nó sẽ có phần không được 100% như ý muốn của người dùng. Ý tưởng tốt nhất là dùng chỗ khoảng trống của thang bộ làm thang máy. Cách làm này vừa tiết kiệm được tối đa diện tích vừa phát huy được công dụng của cả 2 bộ phận cùng lúc.

1. Ưu điểm

  • Nhà phố vốn đã “nghèo” diện tích, việc tiết kiệm luôn là thượng sách. Hơn thế chỗ khoảng trống của thang bộ không có giá trị sử dụng. Có thể tận dụng được là một ý tưởng tối ưu.
  • Thang bộ không cần làm tay vịn. Bộ phận này có thể thay thế bằng khung thang máy rất khả thi.

2. Nhược điểm

  • Nhà phố có thang máy kiểu này sẽ che lấp hết nguồn ánh sáng tự nhiên quý giá của nhà phố. Cảm giác ngôi nhà trở nên tối tăm, bí bách.

Thang máy bố trí kế thang bộ

Rất nhiều công trình nhà phố thiết kế sát thang bộ. Chúng tạo sự cân đối. Phô bày luôn sự có mặt của cả 2 cho người dùng thoải mái lựa chọn.

1. Ưu điểm

  • Ánh sáng không bị lấp, tăng thêm sự tiện nghi mà vẫn giữ được độ thông thoáng của ngôi nhà.
  • Hình thành tính thẩm mỹ cao. Làm thành điểm nhấn cho không gian chung.

2. Nhược điểm

  • Tiêu hao nhiều diện tích
  • Phải xác định ý tưởng này ngay từ đầu trước khi xây dựng. Sau khi công trình đã hoàn thành rồi thì rất khó bổ sung, sửa chữa.
  • Cầu thang bộ cần có độ dốc lớn. Các đối tượng lựa chọn phương án này sẽ gặp nhiều khó khăn, tốn nhiều sức.

Trên đây là một số thông tin chi tiết về nhà phố, hướng dẫn bố trí nhà phố có thang máy tối ưu nhất. Không gian nhà bạn thì thích hợp với vị trí nào? Cách giải quyết của bạn ra sao? Nếu có những ý tưởng hay hơn, hãy chia sẻ cho chúng tôi và nhiều người cùng biết nhé!

Bài viết liên quan